Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại
60.000 VNĐ
Legal Minimis chỉ giới thiệu đến cộng đồng các cuốn sách hay và bổ ích cho việc học tập, nghiên cứu và hành nghề luật.
Đường dẫn đi kèm à địa chỉ mua sách chính hãng nhằm ủng hộ tác giả và sách thật.
Triết học
Đăng nhập hoặc Đăng ký
để
Giới thiệu về tác phẩm
Vật quyền là một khái niệm xuất phát từ thời La Mã chỉ quyền của chủ thể được thực hiện ngay tức khắc lên tài sản mà không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai. Lý thuyết về vật quyền đã được hoàn thiện qua thời gian và tiếp tục được vận dụng vào pháp luật dân sự hiện đại. Bộ Luật Dân sự ( BLDS ) của hầu hết các nước đều có ghi nhận chế định vật quyền như BLDS Pháp. BLDS Đức, BLDS Hà Lan, BLDS Nhật Bản….Tuy nhiên, mỗi một bộ luật vận dụng lý thuyết vật quyền theo một cách riêng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia. Ở Việt Nam, BLDS năm 2015 được Quốc Hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. So với các BLDS được ban hành trước đó, BLDS năm 2015 ra đời được coi là một bước đột phá trong tư duy pháp lý và cơ chế pháp lý điều chỉnh các quan hệ dân sự. Một trong những điểm đột phá ấn tượng nhất là việc vận dụng lý thuyết vật quyền trong việc sửa đổi chế định tài sản và quyền sở hữu trong BLDS 2005 thành chế định quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. … Nội dung cuốn sách gồm các chương sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vật quyềnChương 2. Khái quát sự phát triển của chế định vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam Chương 3. Những quy định chung về vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam Chương 4. Quyền sở hữu tài sản trong pháp luật dân sự Chương 5. Quyền địa dịch trong pháp luật dân sự. Chương 6. Quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự Chương 7. Quyền bề mặt trong pháp luật dân sự Chương 8. Vật quyền bảo đảm trong pháp luật dân sự
Tác giả
Nguyễn Minh Oanh
TS. Nguyễn Minh Oanh hiện đang là giảng viên Khoa Pháp luật Dân sự trường Đại học Luật Hà Nội.