Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030 - chiến lược đầu tiên mang tầm quốc gia về SHTT mà một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật SHTT, giảm thiểu tình trạng xâm phạm quyền SHTT”. Để đạt được mục tiêu đề ra, Chiến lược đặt ra chín nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện, trong đó có nhiệm vụ “đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT, đặc biệt nâng cao hiệu quả xét xử và giải quyết các tranh chấp về QTG tại Toà án”. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng cộng sản VN lần thứ XIII cũng đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm của định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 là “hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ SHTT và giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước”. Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào có tính bao quát và toàn diện về bảo vệ QTG thông qua xét xử tại Toà án. Từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài “Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” là một nhu cầu cấp bách của khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
Trích: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của toà án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
- Luận án Tiến sĩ Luật học - Học viện khoa học xã hội
Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Kim Anh - PGS. TS Bùi Anh Thuỷ
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comments