top of page
Vũ Văn Nhiêm

Chế độ bầu cử ở nước ta - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 4 năm 2006) đã khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Một trong những phương hướng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này là “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội...phát huy tốt vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội”. Định hướng của Đảng về đổi mới chế độ bầu cử được thể hiện khá rõ. Từ 2001, Đảng đã chỉ rõ cần phải “Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, hoàn thiện những qui định về bầu cử, ứng cử, về tiêu chuẩn và cơ cấu các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trên cơ sở thật sự phát huy dân chủ”. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về Công tác xây dựng Đảng tại Đại hội X của Đảng (năm 2006) nêu rõ “Ðổi mới và hoàn thiện chế độ bầu cử, thực hiện bầu cử có số dư, mở rộng quyền tiến cử và tự ứng cử... giám sát cán bộ sau bầu cử”. Trong đề tài khoa học mang mã số KHXH 05.05 “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng”, nhóm nghiên cứu, đứng đầu là GS.TSKH. Đào Trí Úc - Chủ nhiệm đề tài, đã khẳng định “Trong nội dung dân chủ phải kể đến chế độ bầu cử. Lâu nay, chúng ta ít bàn đến việc cải tiến chế độ bầu cử, gần như là yên tâm với chế độ bầu cử đã được hình thành từ trước nhưng trong nhiều năm qua không hề có sự thay đổi” . Do đó, để “Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, “phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”, “cần đổi mới các thể chế bầu cử: từ qui trình lựa chọn, ứng cử và đề cử, hiệp thương lập danh sách ứng cử viên, qui trình tiếp xúc với cử tri cho đến chương trình tranh cử của các ứng cử viên”. Như vậy, xét về cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn, định hướng chính trị của Đảng cũng như định hướng nghiên cứu của khoa học pháp lý và khoa học chính trị, việc đổi mới nhận thức về pháp luật bầu cử là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chính trị cũng như mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đề tài “Chế độ bầu cử ở nước ta - những vấn đề lý luận và thực tiễn” là vấn đề có tính cấp thiết trên phương diện lý luận và thực tiễn, là một trong những hướng nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp lý, rất cần được nghiên cứu một cách cơ bản ở nước ta hiện nay.


Trích: Chế độ bầu cử ở nước ta - những vấn đề lý luận và thực tiễn

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội


Tác giả: Vũ Văn Nhiêm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Thái Vĩnh Thắng

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page