top of page

Chính sách trong hoạt động lập pháp của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mong muốn có được các văn bản luật hoàn mĩ nhất (hàm chứa cả phương diện nội dung và hình thức) thì phân tích chính sách là bước không thể thiếu khi xây dựng chúng. Bởi vì, bản chất của phân tích chính sách là xem xét chính sách, mục đích của phân tích chính sách là hiểu và giải thích các mặt khác nhau của chính sách Phân tích chính sách là đi đến việc khám phá những giải pháp giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Những giải pháp đó phải đủ tính khách quan, độc lập và có cơ sở khoa học để thuyết phục không chỉ các chính trị gia mà còn là toàn xã hội (những đối tượng chịu sự tác động của chính sách). Phân tích chính sách là một quá trình sáng tạo, đánh giá, phê phán, và truyền đạt thông tin phù hợp chính sách Do đó, phân tích chính sách là khởi đầu chứ không phải kết thúc của các nỗ lực cải thiện chính sách. Làm thế nào có thể cải thiện chính sách, đưa ra được các giải pháp giải quyết vấn đề, phân tích giải pháp và lựa chọn được giải pháp tốt nhất. Tất cả quá trình đó thuộc phạm vi của phân tích chính sách trong quy trình lập pháp ở bất kì quốc gia nào trên thế giới. Thấu hiểu mọi giá trị tích cực và quan trọng của phân tích chính sách trong quá trình lập pháp, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã đưa quy trình xây dựng chính sách (phân tích chính sách là một khâu trong quy trình xây dựng chính sách) là giai đoạn bắt buộc khi xây dựng các văn bản luật. Chính cơ sở pháp lý hữu hiệu này là bàn đạp mạnh mẽ giúp các chuyên gia hoạch định, phân tích chính sách có cơ hội đưa ra tư vấn theo định hướng khách hàng liên quan đến quyết định công căn cứ vào các giá trị xã hội. Từ đó, việc ban hành ra các văn bản luật

chuẩn mực, khả thi sẽ thuận lợi hơn. Trước năm 2015, phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp tuy có được đề cập nhưng đôi khi còn chung chung, đối phó. Từ năm 2015, phân tích chính sách trở thành ―điểm nóng khi xây dựng các văn bản luật nói riêng và các văn bản quy phạm pháp luật khác nói chung. Nhưng dù được quan tâm, chú trọng và có một ―địa vị pháp lý vững chắc thì phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam vẫn không vượt qua được những khó khăn tất yếu mà một sự vật hiện tượng mới gặp phải. Đứng trước trở ngại, thách thức này, làm thế nào để phân tích chính sách phát huy các giá trị tích cực để cải thiện chất lượng các văn bản luật. Một định hướng thiết yếu trong bối cảnh đó là tinh thần ham hiểu biết, tận dụng thành công của phân tích chính sách ở các quốc gia giàu kinh nghiệm trên thế giới. Đây cũng là hướng đi chung của nhiều quốc gia còn non trẻ trong lĩnh vực này. Tất cả thực tiễn trên đã thuyết phục nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề ― "Phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình.

Trích: Phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Đại học luật Hà Nội


Tác giả: Trần Thị Quyên

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Minh Đoan

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page