top of page

Chức năng công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam và Đức

Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các quốc gia đều ghi nhận sự đan xen trong mô hình tố tụng nói chung và trong quy định về chức năng (của cơ quan) công tố nói riêng. Ở Đức, công cuộc cải cách tư pháp bước đầu đã ghi nhận những thành công khi các ưu điểm của mô hình tố tụng tranh tụng về tính công bằng, dân chủ và đặc biệt là bảo vệ quyền con người dần được thừa nhận trong cả nghiên cứu khoa học và luật pháp. Ngoài ra, hệ thống CQCT của Đức được các nhà nghiên cứu so sánh thuộc các truyền thống pháp luật khác nhau (truyền thống luật châu âu lục địa, truyền thống thông luật) đánh giá cao về tính khách quan và công tâm. Ở Việt Nam, vấn đề CNCT, mô hình tổ chức và quyền hạn của Viện kiểm sát rất được quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mục tiêu xây dựng nền tư pháp dân chủ, công bằng được Đảng và Nhà nước thúc đẩy. Do vậy, so sánh, học tập kinh nghiệm của Đức về cải cách tư pháp nói chung, cải cách đối với CQCT nói riêng đối với thực tiễn TTHS Việt Nam là rất cần thiết. Có thể khẳng định, nghiên cứu quy định pháp luật TTHS về CNCT và sự vận hành của các quy định này ở Đức không chỉ có giá trị khoa học lí luận và thực tiễn sâu sắc, mà còn tiếp thu nhiều kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong công cuộc Cải cách tư pháp, xây dựng lí thuyết về mô hình TTHS, nâng cao hiệu quả hoạt động tư pháp hình sự.

Trích: Chức năng công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam và Đức

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Đại học Luật Hà Nội


Tác giả: Đàm Quang Ngọc

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Văn Độ

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Commentaires

Noté 0 étoile sur 5.
Pas encore de note

Ajouter une note
bottom of page