Vai trò quan trọng của một CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người (BĐQCN) hiệu quả đã được khẳng định. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam cho thấy nhiều điểm bất cập còn tồn tại. Về mặt lý luận, các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn khá tản mạn, rời rạc ở các văn bản khác nhau. Hiến pháp 2013 quy định vấn đề GSTH Hiến pháp nhưng còn chung chung, hơn nữa mới chỉ nhắc đến việc giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh - một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ cơ chế giám sát tính hợp hiến. Mặt khác, theo các quy định pháp lý hiện hành, thẩm quyền huỷ bỏ các văn bản trái vơi các quy định của Hiến pháp về BĐQCN được quy định không thống nhất và thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Về mặt thực tiễn, hoạt động GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN ở nước ta được giao cho nhiều cơ quan, cá nhân mà thiếu một thiết chế chuyên trách, một cơ chế hữu hiệu thực hiện. Hiện tại, nhiều chủ thể cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ giám sát các quy định này với sự dàn trải từ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Ủy ban nhân dân (UBND), trong khi đó thủ tục hoạt động và thẩm quyền thực tế của Quốc hội chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp; cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước bằng giám sát tối cao của Quốc hội đối với các quyền hành pháp và tư pháp còn nhiều bất cập; chưa có cơ chế giám sát hoạt động của Quốc hội và giám sát tính hợp hiến của các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành cũng như giải quyết hậu quả pháp lý khi luật, nghị quyết của Quốc hội trái với các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Bên cạnh đó, chưa có căn cứ pháp lý vững chắc để các chủ thể giám sát khác thực hiện thẩm quyền của mình hiệu quả. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện cơ chế GSTH Hiến pháp nói chung và cơ chế GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN nói riêng, từ đó, sớm thành lập cơ chế tài phán xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Hiến pháp về BĐQCN.
Trích: Cơ chế pháp lý giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
- Luận án Tiến sĩ Luật học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tác giả: Chu Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Tào Thị Quyên
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comments