top of page
Phan Thanh Hà

Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam

Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân luôn là vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị ở bất kỳ quốc gia nào. Việc thiết lập các cơ chế để thúc đẩy và hoàn thiện mối quan hệ này, vì vậy, cũng luôn là những nội dung được quan tâm hàng đầu về lý thuyết lẫn thực tiễn. Trong đó, cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam hiện nay là một chủ đề nghiên cứu mang tính thời sự vì các lý do chính sau đây. Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu về tính chính đáng của Nhà nước trong trật tự Nhà nước pháp quyền Trong thời đại ngày nay, sự phát triển các giá trị văn minh, dân chủ dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong nhận thức về vai trò, chức năng của Nhà nước hiện đại, đánh dấu bằng sự chuyển đổi mô hình Nhà nước từ cai trị, điều hành sang Nhà nước phục vụ, Nhà nước kiến tạo – phát triển... Một Nhà nước được thừa nhận có tính chính đáng chỉ khi đáp ứng được những quan niệm, mong đợi trong con mắt của đa số nhân dân về chính quyền cần có. Lúc này, Nhà nước không còn ở vị trí đứng trên, ban ơn, trao quyền cho dân chúng, mà có mối quan hệ bình đẳng, tương hỗ, đồng trách nhiệm với công dân trước pháp luật, chủ động và tích cực hơn trong việc thực hiện chức trách của mình trước công dân. Thứ hai: xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhu cầu đảm bảo và phát huy dân chủ, bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Quá trình xây dựng NNPQ, đẩy mạnh và phát huy dân chủ, bảo đảm, bảo vệ và phát huy quyền con người trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam đã và đang đặt ra yêu cầu phải xây dựng, hoàn thiện hơn nữa mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, thiết lập vị thế bình đẳng, hợp tác giữa hai chủ thể thông qua những cơ chế pháp lý thiết thực và hiệu quả. Tính thượng tôn pháp luật trong Nhà nước pháp quyền cũng đòi hỏi việc thiết lập một cơ chế bảo hộ dựa trên các nền tảng pháp lý vững chắc như sự cam kết về trách nhiệm từ phía Nhà nước đối với người dân nhằm kiến tạo môi trường để họ có thể chủ động, tích cực hơn khi sử dụng, bảo vệ các quyền cơ bản của mình.


Trích: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Học viện Khoa học xã hội


Tác giả: Phan Thanh Hà

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đức Minh

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page