Việc thiết lập một mô hình tài phán chuyên trách về KDTM có YTNN đang trở thành xu hướng tại nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Bỉ, Singapore... Điều đó, rõ ràng mang tính cấp thiết cho VN trong bối cảnh các tranh chấp KDTM có YTNN ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, trong khi đội ngũ thẩm phán vẫn được đào tạo theo công thức chung, ít chú trọng đến tính đặc thù và những yêu cầu khác biệt khi GQTC KDTM có YTNN nên dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực về thời gian GQTC cũng như về chất lượng của phán quyết. Mặc dù đây là vấn đề liên quan đến thể chế về GQTC tại TA nhưng nếu không được giải quyết với những giải pháp hữu hiệu về cải cách thể chế nhằm nâng cao năng lực canh tranh của TAVN trong GQTC KDTM có YTNN thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Hơn nữa, thực tiễn GQTC KDTM có YTNN trong thời gian qua đã cho thấy hầu như TA VN gần như không áp dụng pháp luật nước ngoài cho quá trình xét xử các
tranh chấp KDTM có YTNN. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề liên quan đến các cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn giải thích và áp dụng các điều khoản của pháp luật có liên quan thường theo xu hướng tăng cường thẩm quyền cho TA VN cũng như hướng đến việc áp dụng pháp luật VN. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cho nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động đầu tư, KDTM với các DN VN. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu một cách cụ thể, từ cả góc độ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn, những vấn đề liên quan đến GQTC KDTM có YTNN bằng TA nhằm tìm ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật VN về GQTC KDTM có YTNN tại TAVN là rất cần thiết. Trong đó, việc luận giải cơ sở khoa học cho việc xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm việc tôn trọng quyền tự do của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, của bị đơn và vấn đề thực thi chủ quyền quốc gia được xem là vấn đề cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật VN về GQTC KDTM có YTNN hiện nay. Đây cũng chính là lý do để NCS lựa chọn vấn đề “Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài tại Toà án Việt Nam” làm đề tài Luận án tiến sĩ luật học của mình.
Trích: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài tại Toà án Việt Nam
- Luận án Tiến sĩ Luật học - Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Phan Hoài Nam
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Thị Mơ - PGS. TS. Thomas Hoffmann
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comments