top of page

Hệ thống cơ quan Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp của thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với nhiều nội dung tiến bộ, trong đó đặc biệt ghi nhận nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Nguyên tắc này nhấn mạnh việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương, trong đó quyền lập pháp giao cho Quốc hội, quyền hành pháp giao cho Chính phủ, và quyền tư pháp được giao cho Tòa án. Với sự minh bạch và phân công cụ thể về chức năng và nhiệm vụ quyền hạn cho từng cơ quan như vậy, đồng nghĩa với việc vị trí của Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được tăng cường và khẳng định. Hiến pháp 2013, khẳng định một cách mạnh mẽ một lần nữa chức năng lập pháp – chức năng quyết định lựa chọn điều chỉnh một quan hệ xã hội và điều chỉnh quan hệ xã hội đó như thế nào? Giao cho Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của người dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Hơn thế nữa, Hiến pháp 2013 còn bổ sung thêm hoạt động “kiểm soát” quyền lực nhà nước trên cơ sở thể chế hóa đường lối của Đảng, điều này được hiểu rằng hoạt động giám sát của Quốc hội – chức năng giám sát tối cao tiếp tục được tăng cường hơn nữa nhằm đảm bảo mục đích “kiểm soát” quyền lực nhà nước, đảm bảo vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội. Với vị trí đó, các cơ quan của Quốc hội cần được tổ chức như thế nào để có thể phát huy được hiệu quả hoạt động của Quốc hội nhất là trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, việc đi sâu vào phân tích luận giải và đưa ra được hệ thống các tiêu chí về mặt lý luận cho cách thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội hay nói cách khác là một mô hình tổ chức cho các cơ quan của Quốc hội là một đòi hỏi bức thiết. Với những lý do trên nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu về “Hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” làm đề tài cho luận án của mình.

Trích: Hệ thống cơ quan Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Đại học Luật Hà Nội


Tác giả: Mai Thị Mai

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Tô Văn Hoà - TS. Trần Thái Dương

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


56 lượt xem0 bình luận
bottom of page