top of page

Hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam

Kháng cáo, kháng nghị hợp pháp theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự (sau đây gọi tắt là kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm) có hiệu lực phát sinh và giới hạn việc thực hiện thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm. Việc nghiên cứu đề tài “Hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có tính cấp thiết cả về lí luận cũng như thực tiễn vì những lí do sau:

Thứ nhất, ý nghĩa quan trọng về pháp lí, chính trị và xã hội của hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Về pháp lí, việc thực hiện hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm góp phần bảo đảm thực hiện đúng thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kháng cáo, kháng nghị, phát hiện, khắc phục những sai lầm, vi phạm của Toà án cấp sơ thẩm, qua đó nâng cao trách nhiệm của Toà án cấp sơ thẩm trong việc giải quyết vụ án hình sự. Về chính trị và xã hội, việc thực hiện hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm góp phần bảo đảm yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật và phòng ngừa tội phạm, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Toà án. Nghiên cứu hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học góp phần tăng cường ý nghĩa pháp lí, chính trị và xã hội của hiệu lực kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự. Thứ hai, sự cần thiết hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành chưa quy định đầy đủ và hợp lí điều kiện hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm: chưa quy định rõ các quyết định sơ thẩm là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm; chưa quy định yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị không được vượt quá giới hạn xét xử sơ thẩm; chưa quy định trách nhiệm của Toà án cấp sơ thẩm giao, gửi bản án, quyết định sơ thẩm cho tất cả các chủ thể kháng cáo, kháng nghị; quy định không hợp lí thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị.


Trích: Hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội


Tác giả: Mai Thanh Hiếu

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí - TS. Nguyễn Khắc Hải

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Σχόλια

Βαθμολογήθηκε με 0 από 5 αστέρια.
Δεν υπάρχουν ακόμη βαθμολογίες

Προσθέστε μια βαθμολογία
bottom of page