Hiện nay, ngoài Luật BHXH năm 2014 - văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh chủ yếu về CĐHT ở nước ta thì cũng có nhiều văn bản QPPL hướng dẫn thi hành về CĐHT. Theo đó, hệ thống CĐHT ở nước ta bao gồm: CĐHT theo loại hình BHXH bắt buộc; CĐHT theo loại hình BHXH tự nguyện; Chương trình HTBSTN; và hưu trí niên kim được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010. Có thể khẳng định, Nhà nước ta đã rất nỗ lực trong việc ban hành các chính sách cũng như quy định hành lang pháp lý về CĐHT, tạo điều kiện, cơ hội để cá nhân, NLĐ tham gia CĐHT phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình nhằm đảm bảo cuộc sống khi đã hết độ tuổi lao động; góp phần đảm bảo công bằng ASXH. Mặc dù vậy, thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về CĐHT ở nước ta còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập; chưa được toàn diện, gây khó khăn cho quá trình thực hiện pháp luật trong cuộc sống. Do đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về CĐHT cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về CĐHT là việc làm hết sức cần thiết, góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống ASXH bền vững, góp phần vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước, xây dựng an ninh – chính trị an toàn, xã hội văn minh.
Trích: Hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí ở Việt Nam
- Luận án Tiến sĩ Luật học - Học viện Khoa học xã hội
Tác giả: Phạm Thị Thi
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comments