top of page

Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Khi tham gia HĐLĐ, NLĐNN làm việc tại Việt Nam vừa là đối tượng tuyển dụng vừa là đối tượng quản lý. HĐLĐ là hình thức pháp lý xác định sự tồn tại của quan hệ việc làm và quyền, nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ khi tham gia quan hệ đó. Về nguyên tắc, việc tuyển dụng lao động nước ngoài theo HĐLĐ chỉ áp dụng với lao động chất lượng cao tại thị trường lao động hợp pháp. Các quy định pháp luật thể hiện sự bảo đảm, hỗ trợ với lao động nước ngoài chất lượng cao nhưng vẫn cần quản lý chặt chẽ nhằm hài hòa với nguồn nhân lực trong nước và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Hiện nay, chúng ta đang bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong đó có quy định về HĐLĐ để tạo môi trường pháp lý lành mạnh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Theo Báo cáo của Cục Việc làm - Bộ LĐTB&XH, tính đến tháng 7/2016 [49] cả nước có tổng số 81.791 lao động nước ngoài đang làm việc, trong đó số NLĐNN thuộc diện cấp GPLĐ là 76.158 (chiếm 94,8%), và số người đã được cấp GPLĐ là 72.218 người (chiếm 94,8% số người thuộc diện cấp GPLĐ). Lao động nước ngoài đến từ 110 quốc gia, trong đó nhiều nhất là lao động mang quốc tịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản (số lượng là 23.229 người, chiếm 28,4%), còn lại là lao động đến từ các quốc gia khác. Như vậy so với các năm trước, số lượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Tuy nhiên con số này chưa phản ánh được đầy đủ thực trạng lao động nước ngoài vì trên thực tế lao động phổ thông nhập cư bất hợp pháp cũng có chiều hướng gia tăng và gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động.

Trích: Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Luận án Tiến sĩ Luật học - Học viện Khoa học Xã hội


Tác giả: Nguyễn Thu Ba

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


22 lượt xem0 bình luận
bottom of page