Hoạt động giám sát không chỉ tính đến kết quả có bao nhiêu nội dung được giám sát, bao nhiêu hình thức giám sát được sử dụng mà phải tính đến việc sử dụng các hình thức giám sát đó một cách khoa học và hiệu quả như thế nào, quy trình, thủ tục giám sát có đảm bảo tính khách quan, chặt chẽ, công khai mà nó còn phải được luật hóa, mà quan trọng hơn cả đó là việc thực hiện các kết luận giám sát đó như thế nào? Với vị trí công tác của mình và những lý do nêu trên tôi đã lựa chọn đề tài luận án của mình là: “Kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam: lý luận và thực tiễn” để làm đề tài luận án nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, đồng thời qua đó cũng góp phần giải quyết một vấn đề lớn còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật về giám sát và việc thực thi kết luận giám sát của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Trích: Kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam: lý luận và thực tiễn
- Luận án Tiến sĩ Luật học -Hoc viện Khoa học Xã hôi
Tác giả: Nguyễn Xuân Thủy
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Mẫn
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
留言