Đối với Việt Nam, chúng ta đã thực hiện dân chủ và thực hiện dân chủ bằng pháp luật hơn 60 năm và cũng nằm trong điều kiện phát triển dân chủ chung của thế giới nhưng dường như kết quả đạt được chưa đáng để tự hào vì nhiều nơi, nhiều lúc vẫn còn hiện tượng mất dân chủ nghiêm trọng. Đồng thời, quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ để quản lý xã hội cũng như hội nhập quốc tế vẫn cần phải cố gắng nhiều hơn. Nguyên nhân của vấn đề phải chăng xuất phát từ nhận thức và thực hiện dân chủ và pháp luật cũng như mối quan hệ giữa chúng ?. Tín hiệu tích cực là Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh việc thực hiện dân chủ song song với việc thiết lập chế độ pháp quyền và điều này đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp 1992 sửa đổi. Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc xác định tính chất, nội dung mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật vẫn chỉ mới bắt đầu hơn là một kết quả và việc thực hiện mối quan hệ này một cách toàn diện trên thực tế cần phải có sự tìm tòi khám phá nhiều hơn nữa. Tóm lại, mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật là sự cần thiết khách quan với những ai mong muốn thực hiện dân chủ và pháp luật. Với ý những ý nghĩa như trên, mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật có ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
Trích: Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện Việt Nam hiện nay
- Luận án Tiến sĩ Luật học - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Đỗ Minh Khôi
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đăng Dung - PGS. TS Hoàng Thị Kim Quế
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comments