top of page

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam

Xét theo góc độ đường lối của Đảng về cải cách tư pháp thì nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế THADS, hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế THADS là một trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp được đề cập tại nhiều văn bản của Đảng, như: Nghị quyết Trung ương 8 Khoá VII, Nghị quyết Trung ương 3 Khoá VIII, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhi m vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX cũng tiếp tục xác định “đẩy mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp... tập trung thực hiện tốt công tác THA, nhất là THADS, khắc phục cơ bản tình trạng tồn đọng kéo dài”, Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội hóa XIII “về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của VKSND tối cao, của TAND tối cao và công tác TH năm 2013” và Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 “về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của VKSND, của TAND và công tác TH năm 2016 và các năm tiếp theo”, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị liên quan đến quản lý công tác THA theo hướng tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của TAND và UBND địa phương trong công tác THADS. Thực tiễn cưỡng chế THADS đặt ra những đòi hỏi hách quan là cần phải có nghiên cứu chuyên sâu về cưỡng chế THADS, đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả của công tác này. Về học thuật, việc nghiên cứu về cưỡng chế THADS trong thời gian qua để được quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu thực hiện dưới dạng đề tài hoa học, luận án, luận văn, sách, bài đăng tạp chí chuyên ngành, hội thảo bình luận, đánh giá liên quan đến cưỡng chế THADS với những góc tiếp cận hác nhau. Mỗi cách tiếp cận về cưỡng chế THADS đều có những điểm mạnh nhưng cũng có hạn chế nhất định. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nào tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu và tổng thể về cưỡng chế THADS dưới cả góc độ lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện, đặc biệt là những quy định mới về cưỡng chế THADS trong LTHADS cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành LTHADS. Góc tiếp cận theo hướng nghiên cứu chuyên sâu và tổng thể về cưỡng chế THADS có thiết nối và hắc phục được sự tản mạn trong các công trình nghiên cứu hiện nay về cưỡng chế THADS, cho phép luận chứng được các giải pháp có tính cơ bản, lâu dài để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện cưỡng chế THADS trong thực tiễn được bền vững là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Với những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam” làm đề tài của Luận án nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện để đề xuất những giải pháp bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong cưỡng chế THADS, nâng cao hiệu quả của hoạt động cưỡng chế THADS là cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Trích: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Đại học Luật Hà Nội


Tác giả: Lê Anh Tuấn

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Trung Tụng - PGS.TS Trần Anh Tuấn

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page