Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam
Sau một lịch sử dài đằng đẵng thân phận con người bị xem thường, bị ngược đãi, con người đã đánh dấu sự tiến bộ văn minh bằng cách tuyên bố hùng hồn về Quyền con người nhằm khẳng định tính pháp lý cho sự sống có phẩm giá của toàn thể nhân loại. Tuy nhiên, phía sau sự phản ứng thái quá đó, phía sau sự đề cao gần như cực đoan về Quyền con người đó, loài người bắt đầu nhìn ra sự mất cân đối giữa Quyền và Nghĩa vụ. Nếu chỉ có Nghĩa vụ mà không có Quyền thì con người quá vất vả. Ngược lại, nếu chỉ có Quyền mà không có Nghĩa vụ thì nguồn lực xã hội nhanh chóng cạn kiệt. Đã đến lúc chúng ta cần đề cao Nghĩa vụ của con người để tìm lại sự cân bằng cho xã hội, tìm lại sự thăng bằng cho tâm lý đạo đức, dự trữ nguồn lực để xây dựng cả thế giới thành một nơi bình yên, hạnh phúc. Việc thúc đẩy trách nhiệm và Nghĩa vụ của con người đối với cộng đồng và nhân loại trong thời điểm hiện tại, cả về lý luận và thực tiễn, là việc làm cấp bách quan trọng. Với những nhận định như thế, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam”, nhằm hướng đến mục tiêu để mọi người nhìn nhận lại tầm quan trọng của Nghĩa vụ con người, giúp cho nhận thức về mối tương quan giữa Quyền và Nghĩa vụ không còn thiên lệch nữa mà trở nên cân xứng.
Trích: Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam
- Luận án Tiến sĩ Luật học - Đại học Luật Hà Nội
Tác giả: Vương Tấn Việt
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Minh Đoan - TS. Trần Kim Liễu
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại: