Quá trình tố tụng hình sự được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau và trong các giai đoạn đó các cơ quan nhất định được pháp luật trao cho thẩm quyền thực hiện một hay nhiều hành vi tố tụng trong giai đoạn tương ứng nhằm thực hiện nhiệm vụ để bảo đảm cho hiệu quả của việc giải quyết vụ án hình sự. Bảo đảm tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc chung trong các ngành luật. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, hoạt động của Cơ quan điều tra đóng vai trò rất quan trọng trong các cơ quan tố tụng hình sự. Cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đầu tiên trong toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự pháp luật, an toàn xã hội, các quyền và lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của công dân. Trong những chương trình, chiến lược cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, thì các vấn đề liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra, bảo đảm cho hoạt động công tố của Viện kiểm sát và yêu cầu thực hiện hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo đảm đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội luôn luôn được coi là một trong những vấn đề chính trị - xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện nay trong khoa học pháp lý của Trung Quốc và của Việt Nam, việc phân tích chuyên sâu về vấn đề so sánh này chưa được quan tâm đúng mực. Do đó, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài "Nghiên cứu so sánh về trình tự điều tra giữa Luật tố tụng hình sự của Trung Quốc và Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ luật học của mình.
Trích: "Nghiên cứu so sánh về trình tự điều tra giữa Luật tố tụng hình sự của Trung Quốc và Việt Nam"
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội - Luận án Tiến sĩ Luật học
Tác giả: Ngũ Quang Hồng
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Chí - GS.TSKH Lê Văn Cảm
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comments