top of page

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên của Việt Nam ra đời vào năm 2004. Đến năm 2011, BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung BLTTDS. Năm 2015, BLTTDS mới ra đời, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016, là BLTTDS hiện hành. Trải qua 03 BLTTDS, điều khoản quy định về nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự đều được quy định tại Điều 8. Trong quá trình thực hiện, nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự đã bộc lộ nhiều điểm bất cập và hạn chế. Điều này đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án và việc bảo về quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tại Tòa án. Một trong những vấn đề còn tồn tại đó là những quy định về nguyên tắc bình đẳng của đương sự trong TTDS. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nêu trên thì có nhiều, trong đó có cả sự nhận thức và áp dụng không thống nhất về nguyên tắc bình đẳng của đương sự trong TTDS. BLTTDS năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016 có tổng số 517 điều, chia thành 42 chương. So với BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều. Riêng Điều 8 của BLTTDS năm 2015 quy định nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự so với Điều 8 của BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 về cơ bản thì không có sự thay đổi lớn. Nếu không có những quy định, giải pháp đột phá nhằm khắc phục những bất cập và hạn chế của nguyên tắc này, rất có thể sẽ cản trở việc thực hiện các quy định tiến bộ của BLTTDS năm 2015 như “thực hiện mô hình tố tụng xét hỏi kết hợp với tranh tụng”; “khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải”; “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ-việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”...v...v... Vì những lý do đó, tôi chọn đề tài “Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” làm luận án tiến sỹ, với mong muốn rằng việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự của Việt Nam, cũng như đánh giá thực trạng pháp luật về nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự của Việt Nam. Trên cơ sở đó, sẽ xác định yêu cầu và giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự của Việt Nam giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới.

Trích: Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

Học viện Khoa học xã hội - Luận án Tiến sĩ Luật học


Tác giả: Phan Thanh Tùng

Người hướng dẫn khoa học: N/A

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:




3 lượt xem0 bình luận

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page