Việc thực hiện Luật Cạnh tranh trong 10 năm qua đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý tương đối toàn diện để điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, qua đó tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các chủ thể tham gia trên thị trường. Tuy nhiên, các quy định trong pháp luật cạnh tranh hiện nay vẫn chưa tính đến những đặc thù trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Nhiều quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính cụ thể hoặc không phù hợp bản chất thương mại của hành vi cũng như thông lệ quốc tế trong việc điều chỉnh hoạt động nhượng quyền. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về nhượng quyền thương mại nói riêng chưa thực sự đạt được hiệu quả cao trong điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ thực tế nói trên, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá có hệ thống và toàn diện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại là cần thiết. Những nghiên cứu này sẽ giúp hoàn thiện nền tảng pháp luật cho sự phát triển hoạt động thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Với cách tiếp cận như trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
Trích: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
- Luận án Tiến sĩ Luật học - Đại học Luật Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Tình
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Viết Tý - TS. Nguyễn Thị Dung
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comentarios