Trong thế giới văn minh, quan hệ giữa các quốc gia không thể theo luật của kẻ mạnh, không thể dùng vũ lực áp đảo công lý. Pháp luật quốc tế là một trong những công cụ hữu hiệu nhất tạo ra sự bình đẳng thực sự giữa các quốc gia bất kể lớn hay nhỏ và duy trì trật tự thế giới tốt nhất như Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định. Cuộc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới, kéo theo sự quan tâm nghiên cứu của một số nhà khoa học, nhưng những kết quả nghiên cứu đó còn một số mặt cần phải được làm rõ thêm, mở rộng nghiên cứu thêm (như trình bày tại Chương 1 của Luận án). Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” là nhu cầu khoa học pháp lý, đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn cuộc tranh chấp đặt ra.
Trích: Pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
- Luận án Tiến sĩ Luật học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Vũ Thắng
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Bá Diến
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comments