Ở Việt Nam, BLLĐ năm 2012 đã lần đầu tiên chính thức quy định điều chỉnh hoạt động CTLLĐ, sau đó BLLĐ năm 2019 tiếp tục điều chỉnh với nhiều sửa đổi, bổ sung. Mặc dù đã được hình thành và sửa đổi hoàn thiện, nhưng pháp luật về CTLLĐ tại Việt Nam còn tồn tại không ít vướng mắc, bất cập; trong khi xu hướng hội nhập sâu thương mại toàn cầu và dịch chuyển lao động quốc tế thì chắc chắn hoạt động CTLLĐ sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Vì vậy, sẽ luôn cần thiết có thêm các công trình nghiên cứu khoa học về hoạt động CTLLĐ, pháp luật CTLLĐ để góp phần làm giàu thêm cơ sở lý luận, sáng tỏ thêm thực tiễn về chủ đề này về CTLLĐ để cung cấp cơ sở đầu vào cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh CTLLĐ trong tương lai. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh xét thấy việc nghiên cứu về CTLLĐ, pháp luật về CTLLĐ trên phương diện lý luận và thực tiễn ở Việt Nam là rất thời sự, cần thiết nên đã lựa chọn đề tài: "Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn" để làm đề tài nghiên cứu Luận án Tiến sĩ Luật học.
Trích: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
- Luận án Tiến sĩ Luật học - Đại học Luật Hà Nội
Tác giả: Mai Đức Thiện
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Xuân Thu - TS. Đỗ Ngân Bình
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
コメント