top of page
arrow&v

Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

Cũng chính vì những lý do đó mà chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật này đã được ban hành. Tuy nhiên, hầu hết các quy định trong các văn bản hướng dẫn chủ yếu tập trung làm rõ, giải thích các quy định điều chỉnh đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, mà ít chú ý đến các quy định điều chỉnh hành vi CTKLM. Như vậy, với những đặc điểm mang tính đặc thù của pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật chống CTKLM nói riêng, cùng với những quy định hiện hành điều chỉnh loại hành vi này, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai áp dụng vào thực tiễn. Hơn nữa với sự sáng tạo vô tận, không ngừng của các chủ thể kinh doanh cùng với đó là các quan hệ cạnh tranh, các thủ pháp cạnh tranh, thì việc cập nhật các hành vi CTKLM là rất cần thiết tạo cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật chống CTKLM ở Việt Nam. Để bảo đảm thực thi có hiệu quả pháp luật chống CTKLM, góp phần vào kết quả chung trong việc thi hành pháp luật cạnh tranh ở nước ta, thì việc nghiên cứu, luận giải các quy định pháp luật điều chỉnh các hành vi CTKLM một cách toàn diện, có hệ thống cùng với những đề xuất về cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật về chống CTKLM trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết. Đây cũng chính là những lý do mà tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam" để thực hiện luận án Tiến sĩ luật học của mình.

Trích: Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội - Luận án Tiến sĩ Luật học


Tác giả: Lê Anh Tuấn

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Như Phát

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:



12 lượt xem0 bình luận
bottom of page