Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam
top of page

Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam

"Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực”. “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”. Cụ thể hoá chủ trương này, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tạo được “cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp”. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện một bước tiến lớn khi ghi nhận: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Có thể thấy, Hiến pháp năm 2013 không chỉ là sự bổ sung đơn thuần về mặt từ ngữ, kỹ thuật lập hiến mà lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp đã ghi nhận về nguyên tắc DCTT trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân. Đây là một điểm tiến bộ có ý nghĩa lớn về mặt lý luận, tư tưởng, thể hiện sự tôn trọng và tạo mọi điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt nhất quyền “làm chủ, là chủ” của mình. Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành, Quốc hội khoá XIII, XIV đã tích cực triển khai hoạt động lập pháp, ban hành các đạo luật cụ thể hoá phương thức thực hiện DCTT của nhân dân. Theo đó, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương... đã được ban hành. Tuy nhiên, bản thân các luật này cũng còn nhiều điểm bất cập, khiến cho một số phương thức thực hiện quyền lực nhà nước của Nhân dân bằng DCTT ở nước ta cho đến nay vẫn chưa được thực hiện trong thực tiễn. Xuất phát từ yêu cầu đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.


Trích: "Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam"

Học viện Khoa học xã hội - Luận án Tiến sĩ Luật học


Tác giả: Nguyễn Thị Dung

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đinh Ngọc Vượng

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


bottom of page