Ngoài ra, hoạt động đăng ký kinh doanh là một trong những hình thức để thực hiện quyền tự do kinh doanh thúc đẩy các chủ thể kinh doanh tham gia vào “một sân chơi chung”. Tuy nhiên, từ quy định của pháp luật cho tới việc thực tiễn triển khai áp dụng vẫn còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, cơ quan đăng ký kinh doanh khó theo dõi đòi hỏi cần có những quy định hợp lý hơn, sát thực hơn, hiệu quả thực thi cao... để phù hợp với thực tế như: quy định pháp luật về sáp nhập, tạm ngừng, chuyển đổi, hợp nhất doanh nghiệp, các thương nhân, thể nhân khi có nhu cầu kinh doanh nhưng không muốn đăng ký kinh doanh, hay hậu quả pháp lý cho các thành viên khi tham gia thành lập công ty tên công ty, thương hiệu của công ty... điều này cần phải có sự nghiên cứu, lý giải cả về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ các yêu cầu trên, tác giả đã đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học. Đồng thời qua đó, luận án cũng hướng đến việc tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh và phân tích những luận điểm, luận cứ khoa học và thực tiễn quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh để nhằm đưa ra những kiến nghị, hướng hoàn thiện phù hợp.
Trích: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Học viện Khoa học Xã hội
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Hảo
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comments