Dưới góc độ khoa học, nghiên cứu về quản lý công chức, viên chức, quản lý ĐNGV cho đến nay là một hệ thống nghiên cứu tương đối toàn diện với nhiều công trình từ cấp Nhà nước, đến cấp Bộ, các Luận án Tiến sĩ... Song nghiên cứu về ĐNGV TCT vẫn còn rất ít công trình chuyên sâu. Có những nghiên cứu ban đầu chỉ tiếp cận dưới góc độ hẹp về tiêu chuẩn, tiêu chí của ĐNGV TCT hoặc một số bài viết quan tâm đến giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV TCT như đào tạo, bồi dưỡng GV; hoạt động nghiên cứu khoa học, chế độ đãi ngộ đối với GV và về cấp độ khoa học thì các nghiên cứu mới chỉ ở mức độ là bài viết nghiên cứu, báo cáo khoa học đề cập đến QLNN đối với ĐNGV TCT. Tuy nhiên, các bài viết chỉ mới đề cập đến một hoặc một vài vấn đề cụ thể mà chưa có một nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về QLNN đối với ĐNGV TCT, cụ thể là ở vùng Đông Nam Bộ.
Do đó, nghiên cứu về “Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh từ thực tiễn vùng Đông Nam Bộ” sẽ góp phần giải mã một cách toàn diện và có hệ thống các nội dung lý luận, thực tiễn liên quan đến ĐNGV TCT, từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với ĐNGV các TCT, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu cấp thiết ở Việt Nam hiện nay.
Trích: Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh từ thực tiễn vùng Đông Nam Bộ
Học viện Khoa học xã hội - Luận án Tiến sĩ Luật học
Tác giả: Trần Tuấn Duy
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Thị Hương
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comments