top of page
arrow&v

Quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Những năm qua, chúng ta chú trọng nhiều đến số vốn đầu tƣ vào nền kinh tế, số doanh nghiệp thành lập, số lao động đƣợc giải quyết việc làm, nhƣng lại chƣa quan tâm thích đáng cải thiện và nâng cao điều kiện lao động, bảo đảm hài hòa quyền lợi của các bên, thực hiện an sinh xã hội và tiến bộ xã hội [34]. Hiện tồn tại hàng loạt vấn đề liên quan đến lao động trong các doanh nghiệp đang rất cần tác động của “bàn tay nhà nước”. Dự báo những năm tới sẽ phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi trách nhiệm trước hết, cao nhất không phải ai khác ngoài Nhà nước. Do vậy, yêu cầu có tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay, nhƣ Nghị quyết số 20/NQ–TW ngày 28/01/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra, là phải “đổi mới, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp”; “sớm sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động”. Quốc hội khóa XII cũng đã đƣa ra chủ trƣơng sửa đổi, ban hành mới hai văn bản này. Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào giải quyết toàn diện, thỏa đáng vấn đề “quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam” dưới góc độ lý luận – lịch sử nhà nƣớc và pháp luật. Do vậy, nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Trích: Quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tác giả: Vũ Minh Tiến

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Xuân Đức và PGS. TS Trịnh Đức Thảo

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


0 lượt xem0 bình luận
bottom of page