top of page

Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những tác động tích cực trên, trong một chừng mực nào đó, QĐTT cũng tạo ra những ảnh hưởng bất lợi nhất định đối với sự ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước khi một số người lợi dụng quyền này để đưa ra các thông tin thiếu tính chính xác, không trung thực, vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và quyền riêng tư, và người tiếp nhận thông tin bị ảnh hưởng theo những thông tin đã tiếp nhận. Ở Việt Nam, QĐTT của công dân đã được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 đã khẳng định bảo đảm QĐTT của công dân. Thể chế hóa đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền được thông tin... theo quy định của pháp luật” (Điều 69)3. Gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu ban hành Luật bảo đảm QĐTT của công dân và coi đây là một trong các biện pháp phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước. Trong thực tiễn, việc thực hiện QĐTT của công dân đã đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiên xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thể chế chưa hoàn thiện, nhận thức của xã hội về QĐTT chưa được nâng cao, việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập... do vậy việc thực hiện QĐTT ở nước ta chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến QĐTT của công dân và chỉ thực sự phát triển mạnh từ năm 2008 đến nay khi Luật Tiếp cận thông tin được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội. Những công trình này đã đề cập đến một số khía cạnh về QĐTT trên những phương diện và phạm vi khác nhau như thực trạng pháp luật về tiếp cận thông tin ở Việt Nam, những nội dung cơ bản QĐTT ở nước ngoài, những giới hạn của QĐTT, những kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện luật tiếp cận thông tin ở các quốc gia, tính cấp thiết của việc ban hành Luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay... Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ về cơ sở lý luận QĐTT, về pháp luật và thực tiễn thực hiện QĐTT, nhất là thực tiễn trong một số lĩnh vực của hoạt động quản lý nhà nước. Những vấn đề về QĐTT của công dân chưa được làm rõ như: thông tin, đặc điểm của thông tin do nhà nước quản lý; đặc điểm của QĐTT; nội hàm của QĐTT và mối quan hệ giữa các quyền cấu thành nội hàm; các biện pháp pháp lý đảm bảo QĐTT, vai trò của QĐTT trong việc bảo vệ các quyền khác, trong nhà nước pháp quyền và nền dân chủ của các quốc gia; đánh giá thực tiễn thực hiện QĐTT; các yếu tố tác động đến sự cần thiết, định hướng hoàn thiện pháp luật và việc thực hiện QĐTT của công dân ở Việt Nam. Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình khoa học nào ở cấp độ tiến sỹ nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện về QĐTT của công dân ở Việt Nam hiện nay. Vì những lý do trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và cơ bản về QĐTT của công dân là hoàn toàn cấp thiết, và đó là lý do tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ.

Trích: "Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay"

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh - Luận án Tiến sĩ Luật học


Tác giả: Thái Thị Tuyết Dung

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Chính - TS. Đỗ Minh Khôi

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page