top of page

Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam – những đảm báo pháp lý

Hiện nay các tiêu chí quốc tế về quyền trẻ em vẫn chưa được nội luật hóa một cách đầy đủ, một số quy định chưa chi tiết, chưa thực sự tương thích với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, chưa cụ thể hóa để thực hiện các quyền trẻ em trong đời sống. Bên cạnh đó các biện pháp thực thi các quyền trẻ em còn ít, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, một số biện pháp còn cứng nhắc thiếu tính linh hoạt; Hoạt động kiểm soát đối với việc thực thi các QTE còn thiếu đồng bộ; Hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức các quyền trẻ em còn hạn chế vì vậy việc tiếp cận quyền trẻ em còn hạn chế với các cán bộ công chức, gia đình, nhà trường và với chính bản thân trẻ em. Do nhu cầu phát triển đất nước và việc từng bước hội nhập quốc tế và khu vực, quyền con người, quyền trẻ em ngày càng được nâng cao; theo quy định của Hiến pháp năm 2013, tại điều 37 khoản 1 “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”; vì vậy bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em cần phải được tăng cường góp phần tôn trọng bảo đảm quyền trẻ em. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn vấn đề “ Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam – những đảm bảo pháp lý” làm đề tài luận án Tiến sĩ Luật học của mình.

Trích: Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam – những đảm bảo pháp lý

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội- Luận án Tiến sĩ Luật học


Tác giả: Phan Thị Lan Hương

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:



3 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page