Phải thừa nhận rằng, trên thực tế có rất nhiều cách để xây dựng hệ thống bảo hộ quyền SHTT một cách có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của các điều ước quốc tế và tương đồng với pháp luật của các nước trong khu vực. Trong đó, cách nhanh chóng và hiệu quả nhất là tăng cường việc học hỏi kinh nghiệm của quốc gia tiên phong như Việt Nam là rất quan trọng và bổ ích đối 4 với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Lào. Bởi vì, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, có hệ thống chính trị cũng như hệ thống pháp luật tương đồng, Việt Nam cũng là một trong những nước đứng đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào, hệ thống bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam được xây dựng ngày càng hoàn thiện và được củng cố một cách tích cực để thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu đề tài: “So sánh pháp luật của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa” sẽ góp phần giải quyết được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu và người tiêu dùng, cũng như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cam kết quốc tế trong lĩnh vực SHTT. Tác giả tin rằng, từ kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO trong thời gian qua sẽ giúp tác giả gặt hái được bài học quý giá trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT cho quốc gia mình.
Trích: So sánh pháp luật của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Luận án Tiến sĩ Luật học - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Somdeth KEOVONGSACK
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Ngô Huy Chương
TS. Nguyễn Thị Quế Anh
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comments