Trên phương diện pháp lý, việc nghiên cứu làm sáng tỏ tính chất, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện cũng như thực tế thực hiện thẩm quyền của TAHSQT, những hệ quả pháp lý trong nước có thể mang lại từ việc chấp nhận thẩm quyền của TAHSQT có ý nghĩa tiên quyết đối với quyết định gia nhập Quy chế Rome của Việt Nam. Trên phương diện lý luận, những nghiên cứu này cũng là những đóng góp quan trọng trong việc phát triển khoa học luật quốc tế của Việt Nam nói chung và khoa học luật hình sự quốc tế của Việt Nam nói riêng. Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thẩm quyền của TAHSQT và vấn đề gia nhập của Việt Nam” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành luật quốc tế của mình.
Trích: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam
- Luận án Tiến sĩ Luật học - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Sơn
Người hướng dẫn khoa học: TS. LS. Hoàng Ngọc Giao
PGS.TS. Nguyễn Bá Diến
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comentarios