top of page

Thủ tục về đầu tư đối với DNTN trong điều kiện Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ

Ngoài nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật, cải cách TTHC cũng là một trong những nội dung quan trọng của cải cách thể chế. Điều này đã được Chính phủ chú ý ngay từ giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới bằng việc ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước TTHC trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Thực hiện văn bản đó, TTHC đã từng bước được cải thiện theo hướng đơn giản và minh bạch, nhưng trong nhiều lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp [xem đánh giá của Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010]. Chính vì vậy, ngày 17/9/2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010. Trong số các mục tiêu cụ thể của Chương trình này có mục tiêu xóa bỏ về cơ bản các TTHC mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các TTHC mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện Chương trình này, CCHC theo đánh giá của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra; TTHC còn gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Do đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã đề ra yêu cầu đẩy mạnh CCHC, nhất là TTHC; giảm mạnh và bãi bỏ các loại TTHC gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Liên quan đến cải cách TTHC, mục tiêu của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011- 2020 hướng đến việc giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ TTHC. Trong quá trình cải cách thể chế ở nước ta thời gian qua, cải cách TTHC luôn luôn được chú ý và được tiến hành đồng thời với các lĩnh vực cải cách khác. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thủ tướng Chính phủ, động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Vì vậy, chúng ta cần phải đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân để tạo thêm động lực, lấy lại đà cho sự tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Ngoài các văn bản cụ thể nói trên, cũng cần nói thêm về việc sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư vào cuối năm 2014. Việc nghiên cứu thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, nhất là sau khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ, không chỉ đặt trong mối quan tâm chung đó của toàn xã hội mà còn phản ánh tính cấp thiết, thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.


Trích: "Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta trong điều kiện Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ"

Học viện Khoa học xã hội - Luận án Tiến sĩ Luật học


Tác giả: Trương Công Đắc

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đức Minh

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


留言

評等為 0(最高為 5 顆星)。
暫無評等

新增評等
bottom of page