top of page
arrow&v

Vi phạm cơ bản theo CISG và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam

Luật Thương mại còn thiếu nhiều quy định có tính hướng dẫn để làm rõ hơn về khái niệm này. Bên cạnh đó, theo Điều 4 Luật Thương mại, trong trường hợp Luật Thương mại hoặc luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Song, Bộ luật dân sự năm 1995 cũng như năm 2005 cũng không quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng và các văn bản dưới luật của Việt Nam hiện hành cũng không có quy định hướng dẫn về vấn đề này. Đây thực sự là những bất cập của pháp luật Việt Nam. Những bất cập này nếu không được loại bỏ hay sửa đổi thì việc áp dụng ba chế tài nói trên khó có tính khả thi. Và như vậy thì sẽ dẫn đến một thực tế là quy định “vi phạm cơ bản hợp đồng” sẽ khó được áp dụng trong thực tiễn, thậm chí trao cho tòa án, trọng tài thẩm quyền lớn trong việc xác định có hay không có vi phạm cơ bản hợp đồng. Trong khi đó, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là một chế định pháp luật được sử dụng trong Công ước Viên. Được ký kết vào năm 1980, có hiệu lực từ năm 1988, đến nay đã có 83 quốc gia tham gia, Công ước Viên được xem là nguồn luật thống nhất về hợp đồng MBHHQT, đã dung hòa được quan điểm của các quốc gia theo hệ thống luật Civil Law và Common Law về vấn đề này. Công ước Viên cũng được các nhà soạn thảo Luật Thương mại “tham khảo” và “căn cứ các nguyên tắc của Công ước” nhằm khắc phục sự “chưa tương thích của Luật Thương mại với điều ước đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới như Công ước Viên”. Điều 25 Công ước Viên quy định “Vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là cơ bản nếu vi phạm đó gây tổn hại cho bên kia đến mức tước đi đáng kể những gì bên kia có quyền kỳ vọng từ hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên liệu được và một người có lý trí cũng không tiên liệu được hậu quả đó nếu họ ở vào địa vị và hoàn cảnh tương tự”. Tương tự Luật Thương mại, Công ước Viên cũng không đưa ra sự giải thích cụ thể để xác định hành vi vi phạm như thế nào bị coi là vi phạm cơ bản. Tuy nhiên, trải qua hơn 30 năm tồn tại, thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng MBHHQT có liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng, các tòa án và trọng tài tại các quốc gia thành viên Công ước Viên đã, căn cứ vào từng tình huống cụ thể, xác định có hay không có một sự vi phạm cơ bản hợp đồng để làm cơ sở áp dụng chế tài hủy hợp đồng, yêu cầu thay thế hàng hóa...theo Công ước Viên. Vấn đề đặt ra là chế định vi phạm cơ bản hợp đồng trong Công ước Viên đặt ra những vấn đề gì trong thực tiễn áp dụng?. Việt Nam học được gì từ những quy định và vận dụng của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành viên của Công ước Viên về vi phạm cơ bản hợp đồng và Việt Nam phải đối mặt với vấn đề gì khi không sửa đổi để hoàn thiện quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng? Để trả lời được những câu hỏi này, cần phải có sự nghiên cứu kỹ những quy định về vi phạm cơ bản trong Công ước Viên. Đó là lý do để Nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Luật học của mình.


Trích: "Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam"

Học viện Khoa học xã hội - Luận án Tiến sĩ Luật học


Tác giả: Võ Sỹ Mạnh

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGƯT Mai Hồng Quỳ

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


15 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
bottom of page