top of page

CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI

Xét từ góc độ thực tiễn, việc thực hiện chứng minh trong tố tụng hình sự còn có những bất cập xuất phát từ việc chưa quy định cụ thể, rõ ràng giữa các chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử dẫn đến tình trạng chồng chéo nhau, làm cho các chủ thể thực hiện chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, có sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Ngoài ra một nhân tố cũng không kém phần quan trọng đó là trình độ chuyên môn của các chủ thể thực hiện các hoạt động chứng minh ngày càng được nâng cao, nhưng thực tiễn trong những năm gần đây chất lượng giải quyết các vụ án hình sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này bao gồm cả nguyên nhân chủ quan từ phía các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện chứng minh trong tố tụng hình sự và nguyên nhân khách quan từ chính các quy định của pháp luật hình sự.

Đồng Nai là một trong những tỉnh có số lượng án nhiều chỉ đứng sau Tp. Hồ Chí Minh và Tp.Hà Nội vì tập trung nhiều khu công nghiệp, số lượng dân di cư lớn, tình hình an ninh trật tự cũng có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội phạm hình sự xảy ra với tính chất, mức độ nguy hiểm cho cho xã hội ngày càng gia tăng.Việc tiếp tục nghiên cứu chứng minh trong tố tụng hình sự là một nội dung hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền con người, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” làm luận án tiến sĩ luật học.

Trích: Chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai

- Luận án Tiến sĩ Luật học -Hoc viện Khoa học Xã hôi


Tác giả: Nguyễn Trúc Thiện

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thi Minh Sơn

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:



2 lượt xem0 bình luận
bottom of page