top of page

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ VIỆT NAM HIỆN NAY

Trên phương diện nhận thức luận, quyền lực nhân dân trong mọi xã hội hiện đại đều có thể và cần thiết thể hiện theo hai phương thức: dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và thực hiện trên các phạm vi không gian của đất nước. Điều đó bao hàm cách hiểu, nhân dân - với vị thế chủ thể quyền lực, có thể trao quyền cho cá nhân hay tổ chức đại diện cho mình để thực hiện quyền lực nhân dân đồng thời nhân dân cũng có thể tự mình bày tỏ ý chí của mình để trực tiếp thực hiện quyền lực nhân dân. Nói cách khác, mặc dù làm chủ thông qua con đường nhà nước là phương thức làm chủ thông dụng và hữu hiệu nhưng nhân dân không thể trao hết quyền lực cho nhà nước. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, Nhà nước luôn vấp phải những lỗi hệ thống và nhân dân luôn gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo quyền lực nhân dân. Vì vậy, nhân dân không thể đặt cược toàn bộ vào nhà nước. Nhân dân phải tự mình - thông qua những hình thức khác nhau, trực tiếp thực hiện quyền của chủ nhân quyền lực. Điều này thể hiện rõ nét nhất tại địa bàn cơ sở. Cách đặt vấn đề đó đã chỉ ra nhu cầu phải tìm kiếm căn cứ lý thuyết để tạo khung tư duy cho việc xác lập các cơ chế bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, trong đó - như một tất yếu - có cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở.

Trong bối cảnh đó, rất cần thiết phải tiến hành nghiên cứu theo hướng làm sâu sắc thêm về mặt lý luận, tổng kết thực tiễn và định hình một cách cơ bản, đồng bộ, có hệ thống về các giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở gắn với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của con người ở Việt Nam. Bối cảnh triển khai Hiến pháp năm 2013 hiện nay càng khiến cho chủ đề này trở nên cấp bách.

Như vậy, có thể khẳng định, trong tình hình hiện nay việc lựa chọn nghiên cứu chủ đề “Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay” trong quy mô của một luận án tiến sĩ và dưới góc độ tiếp cận của khoa học pháp lý là rất cần thiết, xét cả từ góc độ lý luận và góc độ thực tiễn.

Trích: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay

Học vienejc chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Tác giả: Nguyễn Tiến Thành

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


8 lượt xem0 bình luận
bottom of page