Nhìn chung các quy định về bồi thường thiệt hại này trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hiện vẫn có những bất cập nhất định, nhất là việc chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này, nên vẫn còn những vướng mắc cả lý luận và thực tiễn. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải hệ thống hóa được các trường hợp bồi thường thiệt hại hiện nay trong quan hệ lao động, quy định chặt chẽ về căn cứ bồi thường, mức bồi thường, thủ tục bồi thường vừa pháp luật, vừa đảm bảo quyền, lợi ích cho các bên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những vấn đề lí luận cơ bản, đánh giá một cách toàn diện quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cũng như thông qua việc nghiên cứu thực tiễn sẽ giúp đưa ra những nhận xét và góp phần hoàn thiện thêm một bước pháp luật về bồi thường thiệt hại góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước. Xuất phát từ tính cấp thiết, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động ở Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong Luận án Tiến sĩ của mình. Mặc dù rất quan tâm đến nội dung này, nhưng do kinh nghiệm viết chưa nhiều, tài liệu thu thập cũng còn hạn chế, đặc biệt là khả năng tổng quan, phân tích số liệu còn khiêm tốn cho nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Trích: “Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động ở Việt Nam”
Luận án Tiến sĩ luật học - Đại học Luật Hà Nội
Tác giả: Lê Văn Đức
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí, PGS.TS Trần Thị Thúy Lâm
Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm
Xem trực tiếp tại:
Comments